Về Y tế
- Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
- Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh…
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
- Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
* Bệnh Mác-bớc (Marburg): là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút do Mác-bớc (Marburg) gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus), bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch…) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Mác-bớc.
Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày; khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết.
Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%), bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.
* Bộ Y tế khuyến cáo chủ động phòng chống dịch bệnh Mác-bớc:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo:
– Sở Y tế:
- Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ (lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày), phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn.
- Chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
- Thực hiện nghiêm việc thông tin, báo cáo giữa các tuyến, cơ sở y tế, đặc biệt khi ghi nhận ca bệnh nghi ngờ, mắc bệnh.
– Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài: chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur:
– Hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát và các biện pháp phòng chống, lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm an toàn; tiếp nhận mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định bệnh Mác-bớc từ các địa phương.
– Tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh Mác-bớc.
– Rà soát, củng cố đội phản ứng nhanh tại đơn vị, sẵn sàng đáp ứng khi ghi nhận trường hợp nghi ngờ, mắc tại các địa phương (nếu có).
Về Hành chính
Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai có 800 giường kế hoạch; 1020 nhân viên y tế trong đó 169 bác sĩ (có 03 Tiến sĩ, CKII 12, CKI và thạc sĩ 58).
Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai là Bệnh viện đa khoa hạng II, xếp hạng theo Quyết định số: 1032/QĐ-UBND ngày 15/09/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế của tỉnh; có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.
Có 7 nhiệm vụ chính:
– Cấp cứu, khám chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh; Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa tỉnh trưng cầu; Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
– Đào tạo cán bộ y tế: Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, cao đăng, trung cấp; Tổ chức đào tạo liên tục cho nhân viên y tế tại bệnh viện và tuyến dưới.
– Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học; nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
– Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
– Phòng bệnh: phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
– Hợp tác quốc tế.
– Quản lý kinh tế y tế: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi tài chính, hạch toán chi phí khám, chữa bệnh.
QUY ĐỊNH SAO VÀ TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN DÀNH CHO KHÁCH HÀNG
Căn cứ pháp lý | – Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
– Thông tư 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. |
Nơi tiếp nhận | Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH). |
Thời gian tiếp nhận | Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. |
Thời gian giải quyết | Thời gian hẹn trả kết quả trích sao HSBA: 15-20 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ đăng ký hợp lệ:
– Đối với HSBA từ năm 2020 đến nay: 15 ngày – Đối với HSBA từ năm 2019 trở về trước: 20 ngày. |
Đối tượng trích sao
HSBA |
– Người bệnh.
– Đại diện người bệnh được ủy quyền (có giấy ủy quyền), luật sư, các công ty bảo hiểm có ký kết hợp đồng bảo hiểm với người bệnh. – Tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần (có công văn yêu cầu phối hợp cung cấp minh chứng). |
Trình tự thực hiện và giấy tờ liên quan | 1. Đăng ký sao HSBA
– Khách hàng đến đăng ký sao y HSBA cần phải có đủ các loại giấy tờ sau: + Đối với người bệnh và đại diện của người bệnh: ▪ Người bệnh: CCCD, Giấy ra viện. ▪ Đại diện người bệnh: CCCD người đại diện, Giấy ủy quyền có chứng thực của UBND phường/xã của người bệnh, Giấy ra viện/ Thông tin điều trị của người bệnh. + Đối với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra Y tế: ▪ Giấy giới thiệu ghi rõ mục đích sao y HSBA, thẻ ngành công tác. ▪ Giấy ra viện/ Thông tin điều trị của người bệnh. + Đối với công ty bảo hiểm: ▪ Giấy giới thiệu của công ty bảo hiểm, CCCD của người được giới thiệu. ▪ Giấy ra viện/ thông tin điều trị của người bệnh. + Đối với trung tâm pháp y, pháp y tâm thần: ▪ Giấy giới thiệu của cơ quan, CCCD của người được giới thiệu. ▪ Giấy ra viện/ Thông tin điều trị của người bệnh. – Nhận giấy hẹn, lệ phí. 2. Tiếp nhận và xử lý trích sao HSBA – Nhân viên Phòng KHTH tiếp nhận, sao y HSBA. – Các trường hợp khó chưa tìm ra HSBA thì nhân viên phụ trách sao HSBA liên hệ khách hàng và hẹn lại thời gian nhận sao HSBA. 3. Trả kết quả: 02 cách – Trực tiếp tại Phòng KHTH (khách hàng mang theo giấy hẹn). – Qua bưu điện (khách hàng trả lệ phí). |
* Hỏi:
Tôi đã hưởng lương hưu từ tháng 2/2020 và trên thẻ bảo hiểm y tế của tôi có mã là HT3, tôi được biết với mã này tôi sẽ được thanh toán 95% chi phí khi khám, chữa bệnh đúng tuyến nhưng tôi nghe nói có một số đối tượng sẽ được nâng mã quyền lợi và trên thẻ bảo hiểm y tế sẽ thể hiện là HT2. Vậy tôi là cựu chiến binh có được nâng mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế từ HT3 lên HT2 không?
* Trả lời:
Thứ nhất, quy định về thẻ bảo hiểm y tế với mã HT3:
Căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH thì người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng có mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế là HT.
Theo điểm c Khoản 2 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH thì:
“c) Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.”
Như vậy theo quy định trên thì mã HT3 được cấp cho đối tượng người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng với mức thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT.
Thứ hai, nâng mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế từ HT3 lên HT2:
Theo quy định tại Mục 2 của Công văn số 4996/BHXH-CSYT, thì việc chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT được quy định như sau:
“a) Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3 hoặc số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2 trong các trường hợp sau:
– Đối với Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh được xác nhận theo Khoản 7, Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP…”
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối tượng cựu chiến binh tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
– Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều pháp lệnh cựu chiến binh;
– Người được hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;
– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chế độ theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
– Quân nhân được hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
– Người được hưởng chế độ chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
Như vậy
Do bạn không cung cấp rõ thông tin bạn thuộc đối tượng cựu chiến binh nào nên để được hưởng và thay đổi mã quyền lợi lên HT2 thì bạn cần thuộc một trong những đối tượng cựu chiến binh theo quy định trên. Vì vậy, nếu không thuộc một trong các đối tượng này bạn sẽ không đủ điều kiện để được nâng mã quyền lợi bảo hiểm y tế.